S17 - Kỹ năng quản trị rủi ro
Định nghĩa
Kỹ năng quản trị rủi ro là khả năng xác định, phân tích, đánh giá và phản ứng trước các rủi ro trong quá trình thực hiện mục tiêu công việc.
Biểu hiện hành vi ở các mức độ
Mức độ 5: Xuất sắc
Ở mức độ này, cá nhân chủ động vận dụng được kĩ năng này trong cả những tình huống đặc biệt khó khăn. Cá nhân có thể tự tin truyền đạt kĩ năng này cho người khác.
Có khả năng nhận định chính xác các rủi ro có thể xảy ra trong dài hạn
Đánh giá toàn diện được các cơ hội và rủi ro trong thực tế tổ chức
Xây dựng được chiến lược biến rủi ro thành cơ hội phát triển lâu dài
Có sẵn phương án phối hợp các phòng ban để sẵn sàng xử lý rủi ro
Mức độ 4: Tốt
Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống khá khó khăn, mà hầu như không cần hướng dẫn.
Có tầm nhìn dài hạn về việc nhận định các rủi ro có thể xảy ra
Có khả năng đánh giá rủi ro và đề xuất phương án giảm thiểu hậu quả
Đưa ra được chiến lược phòng tránh rủi ro trong tương lai
Mức độ 3: Khá
Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống khó khăn, dù đôi khi vẫn cần được chỉ dẫn từ người khác.
Nhận định được các rủi ro với quy mô nhỏ, trong tương lai gần
Kịp thời phân tích rủi ro để có được đánh giá cần thiết
Biết cách thông tin cho thành viên trong tổ chức về rủi ro có thể xảy ra
Mức độ 2: Cơ bản
Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống với độ khó trung bình và vẫn thường cần được hỗ trợ, hướng dẫn từ người khác.
Xác định tâm lý vững vàng để sẵn sàng đối mặt và chịu trách nhiệm với rủi ro
Có ý thức về việc nhận định các rủi ro nhưng chưa chính xác
Mức độ 1: Kém
Ở mức độ này, cá nhân chỉ vận dụng được năng lực trong những tình huống cơ bản nhất và sẽ cần rất nhiều chỉ dẫn từ người khác.
Chưa sẵn sàng đối mặt với rủi ro
Còn lúng túng trong việc giải quyết hậu quả của rủi ro (nếu có)
Các câu hỏi phỏng vấn
Mô tả lại một tình huống bạn đã tiên liệu trước và xử lý thành công một rủi ro trong công việc.
Bạn có biết đến khủng hoảng của doanh nghiệp X gần đây không? Bạn đánh giá cách thức xử lý của doanh nghiệp đó như thế nào? Nếu là bạn bạn sẽ làm gì?
Giả sử bạn là CEO của một doanh nghiệp. Bạn sẽ làm thế nào để lấy lại uy tín nếu nhân viên của bạn cung cấp sản phẩm/dịch vụ bị lỗi cho khách hàng?
Theo bạn việc phát triển dòng sản phẩm mới trên thị trường X sẽ có thể có những rủi ro gì?
Last updated