S09 - Kỹ năng quản trị xung đột

Định nghĩa

Kỹ năng quản trị xung đột là khả năng phát hiện, giải quyết, ngăn chặn hoặc tận dụng xung đột

Biểu hiện hành vi ở các mức độ

Mức độ 5: Xuất sắc

Ở mức độ này, cá nhân chủ động vận dụng được kĩ năng này trong cả những tình huống đặc biệt khó khăn. Cá nhân có thể tự tin truyền đạt kĩ năng này cho người khác.

  • Có khả năng thúc đẩy những căng thẳng và tranh luận có lợi cho tổ chức; giữ mức độ căng thẳng trong tầm kiểm soát

  • Dự đoán được những xung đột có thể xảy ra ở quy mô tổ chức, có phương án định hướng, ngăn chặn và giải quyết xung đột bằng thái độ mang tính xây dựng

Mức độ 4: Tốt

Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống khá khó khăn, mà hầu như không cần hướng dẫn.

  • Dự đoán và xây dựng được chiến lược ngăn chặn và giải quyết xung đột ở quy mô tổ chức

Mức độ 3: Khá

Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống khó khăn, dù đôi khi vẫn cần được chỉ dẫn từ người khác.

  • Dự đoán được những xung đột có thể xảy ra, có có biện pháp để ngăn chặn, giảm thiểu hậu quả của xung đột

  • Cổ vũ mọi người hạn chế những xung đột cá nhân không cần thiết

Mức độ 2: Cơ bản

Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống với độ khó trung bình và vẫn thường cần được hỗ trợ, hướng dẫn từ người khác.

  • Chủ động tiếp nhận những quan điểm khác nhau, đề xuất được phương án hòa giải xung đột trong đội nhóm

  • Cổ vũ mọi người hạn chế những xung đột cá nhân không cần thiết

Mức độ 1: Kém

Ở mức độ này, cá nhân chỉ vận dụng được năng lực trong những tình huống cơ bản nhất và sẽ cần rất nhiều chỉ dẫn từ người khác

  • Nhận định được xung đột giữa các cá nhân và đội nhóm

  • Cổ vũ mọi người hòa giải xung đột

Các câu hỏi phỏng vấn

  • Mô tả lại một lần bạn bất đồng với đồng nghiệp trong một dự án chung. Bạn đã thể hiện quan điểm đối lập của mình như thế nào và cuối cùng thì xung đột được giải quyết như thế nào?

  • Bạn thường làm thế nào để xử lý xung đột trong nhóm của mình?

  • Bạn đã bao giờ gặp một đồng nghiệp tiêu cực, luôn đi ngược lại ý kiến của mọi người chưa? Bạn làm thế nào với người đó?

  • Bạn nhận thấy trong nhóm có một đồng nghiệp rất kiêu ngạo, luôn vùi dập người khác. Bạn sẽ làm gì với người này?

  • Nếu một đồng nghiệp than phiền với bạn về một đồng nghiệp khác thì bạn sẽ làm thế nào?

  • Bạn đã bao giờ gặp một xung đột lợi ích nghiêm trọng giữa các nhóm khác nhau trong cùng một doanh nghiệp hay một dự án chưa? Bạn xử lí tình huống đó như thế nào?

  • Bạn sẽ làm thế nào nếu như một đồng nghiệp đổ lỗi cho bạn trong cuộc họp chung trong khi đó không hoàn toàn là lỗi của bạn?

Last updated