A06 - Trung thực

Định nghĩa

Thái độ trung thực là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng lẽ phải, sống ngay thẳng, thật thà và dũng cảm nhận lỗi khi mắc khuyết điểm.

Biểu hiện hành vi ở các mức độ

Mức độ 5: Xuất sắc

Ở mức độ này, cá nhân chủ động vận dụng được kỹ năng này trong cả những tình huống đặc biệt khó khăn. Cá nhân có thể tự tin truyền đạt kỹ năng này cho người khác.

  • Đặt trung thực làm yếu tố cốt lõi trong nguyên tắc sống và làm việc

  • Đoán trước được những tình huống sẽ thử thách lòng trung thực và dự kiến cách phản ứng

  • Giữ vững được lập trường trước cám dỗ hoặc các vấn đề liên quan đến đạo đức

  • Có phương pháp hiệu quả lâu dài để khuyến khích lòng trung thực của người khác

Mức độ 4: Tốt

Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống khá khó khăn, mà hầu như không cần hướng dẫn.

  • Hiểu rõ vai trò tối quan trọng của trung thực trong cuộc sống

  • Biết cách tìm người “cố vấn” để giữ vững lập trường trung thực

  • Dũng cảm nhận trách nhiệm khi mắc sai phạm

  • Thẳng thắn tố giác các hành vi không đúng đắn, kể cả của cấp trên

Mức độ 3: Khá

Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống khó khăn, dù đôi khi vẫn cần được chỉ dẫn từ người khác.

  • Dám nói lên quan điểm cá nhân, kể cả khi bất đồng với mọi người

  • Tin tưởng và có ý thức giữ lập trường trung thực

  • Có tinh thần chịu trách nhiệm khi mắc sai phạm

Mức độ 2: Cơ bản

Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống với độ khó trung bình và vẫn thường cần được hỗ trợ, hướng dẫn từ người khác.

  • Nghiêm túc thực hiện theo mọi chỉ đạo và hướng dẫn của cấp trên

  • Ủng hộ và tuân thủ cơ chế thưởng phạt phân minh

  • Chưa tự tin đề xuất quan điểm cá nhân

Mức độ 1: Kém

Ở mức độ này, cá nhân chỉ vận dụng được năng lực trong những tình huống cơ bản nhất và sẽ cần rất nhiều chỉ dẫn từ người khác.

  • Hiểu được vai trò của trung thực, tôn trọng văn hoá công ty

  • Còn e ngại, chưa có chính kiến riêng

Các câu hỏi phỏng vấn

  • Điều gì sẽ xảy ra nếu nhân viên trong công ty không trung thực?

  • Đặt mình vào vai trò CEO của một doanh nghiệp, bạn sẽ xử lý ra sao nếu phát hiện một số tiền lớn trong ngân quỹ của công ty bị “biến mất’?

  • Nếu nhóm của bạn mắc phải sai lầm gây thiệt hại cho tổ chức, theo bạn, trách nhiệm sẽ thuộc về ai?

  • Nếu sếp của bạn mắc phải sai lầm gây thiệt hại cho tổ chức nhưng không thẳng thắn thừa nhận, bạn sẽ làm gì?

  • Khi CEO và một nhân viên bình thường cùng vi phạm nội quy của doanh nghiệp, việc xử phạt hai người đó nên khác nhau như thế nào?

  • Kể lại một lần bạn mắc sai phạm và bị trách phạt nặng nhất. Bạn đã học được gì từ câu chuyện đó?

  • Bạn đã từng bị “trách oan” chưa?

  • Theo bạn, trong văn phòng của tổ chức có nhất thiết phải lắp đặt camera theo dõi hay không?

  • Giả sử bạn vô tình bắt gặp một đồng nghiệp làm hư hỏng tài sản của công ty. Người đồng nghiệp đó tha thiết xin bạn coi như không biết gì cả, đừng bắt anh ta đền bù thiệt hại. Bạn sẽ ứng phó như thế nào trong trường hợp đó?

  • Theo bạn, tại sao con người phải nói dối?

  • Có những biện pháp nào để tối ưu sự trung thực trong tổ chức?

  • Có ý kiến cho rằng “Ít có doanh nghiệp Việt Nam nào dám công khai chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình”. Quan điểm của bạn về vấn đề này?

  • Theo bạn, lãnh đạo của một tổ chức có nên giữ một vài bí mật với nhân viên không?

  • Quan điểm của bạn về việc hứa suông, “nói được nhưng không làm được”?

  • Bạn thường làm gì khi đối mặt với cám dỗ?

Last updated