S02 - Kỹ năng quản trị thay đổi

Định nghĩa

Kỹ năng quản trị thay đổi khả năng thúc đẩy mọi người cùng tìm kiếm các cách làm mới, cơ hội mới; đồng thời giúp đỡ mọi người cùng hòa nhập với những thay đổi mới đó và kiểm soát những hệ quả mà thay đổi đó có thể gây ra.

Biểu hiện hành vi ở các mức độ

Mức độ 5: Xuất sắc

Ở mức độ này, cá nhân chủ động vận dụng được kĩ năng này trong cả những tình huống đặc biệt khó khăn. Cá nhân có thể tự tin truyền đạt kĩ năng này cho người khác.

  • Xây dựng được môi trường khuyến khích tinh thần sáng tạo, đổi mới

  • Có khả năng truyền đạt được bức tranh đổi mới ở tầm nhìn chiến lược

  • Nhìn nhận được cơ hội thay đổi, hình dung được những hệ quả của thay đổi và lên kế hoạch hành động cụ thể để áp dụng thành công thay đổi đó tại tổ chức

  • Kiểm soát được các hệ quả của thay đổi, điều chỉnh để hoàn thiện quá trình đổi mới tại tổ chức

Mức độ 4: Tốt

Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống khá khó khăn, mà hầu như không cần hướng dẫn.

  • Nhìn nhận được các cơ hội thay đổi, giải thích được nguyên nhân cần thiết và các hệ quả của thay đổi

  • Đề xuất được các phương án hành động để áp dụng thành công đổi mới tại tổ chức

  • Có tinh thần sáng tạo, nỗ lực đổi mới; hỗ trợ đổi mới trong tổ chức

Mức độ 3: Khá

Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống khó khăn, dù đôi khi vẫn cần được chỉ dẫn từ người khác.

  • Nhìn nhận được các cơ hội thay đổi, giải thích được các hệ quả của thay đổi

  • Dẫn dắt được thay đổi trong đội nhóm

  • Có tinh thần sáng tạo, cổ vũ đổi mới trong tổ chức

Mức độ 2: Cơ bản

Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống với độ khó trung bình và vẫn thường cần được hỗ trợ, hướng dẫn từ người khác.

  • Có tinh thần sáng tạo, cổ vũ đổi mới trong tổ chức

  • Giải thích được các lợi ích mà thay đổi có thể đem lại

Mức độ 1: Kém

Ở mức độ này, cá nhân chỉ vận dụng được năng lực trong những tình huống cơ bản nhất và sẽ cần rất nhiều chỉ dẫn từ người khác

  • Hiểu được các yêu cầu thay đổi, đáp ứng được các nhu cầu của thay đổi

  • Chưa có biểu hiện sẵn sàng thay đổi hay cổ vũ đổi mới

Các câu hỏi phỏng vấn

  • Bạn biết gì về mô hình Quản trị thay đổi?

  • Bạn đã bao giờ đề xuất một thay đổi nào đó ở các công việc trước đây chưa? Bạn làm điều đó như thế nào?

  • Làm thế nào bạn đo lường được hiệu quả của những thay đổi bạn đưa ra? Và bạn làm thế nào để đánh giá những nguy cơ mà thay đổi đó có thể đem lại?

  • Theo bạn thì có những lí do nào khiến cho người ta ngại thay đổi? Bạn làm thế nào để đảm bảo được mọi người đều nhận thức được cũng như sẵn sàng đáp ứng theo những yêu cầu đổi mới?

  • Giả sử cấp trên của bạn yêu cầu bạn phải thay đổi cách làm hiện tại của bạn nhưng không giải thích vì sao. Bạn sẽ xử lí tình huống đó như thế nào?

  • Nếu như bạn đánh giá quy trình làm việc của chúng tôi không ổn, nhưng chúng tôi nói trước giờ chúng tôi vẫn luôn làm thế, thì bạn sẽ làm thế nào?

  • Giả sử bạn phải thông báo đến công ty một thay đổi tiêu cực (ví dụ: cắt giảm số lượng nhân sự, cắt giảm chi phí…), bạn sẽ làm thế nào để hạn chế những hệ quả tiêu cực từ đó?

Last updated