S15 - Kỹ năng đào tạo
Định nghĩa
Kỹ năng đào tạo là khả năng truyền đạt kỹ năng, kiến thức cho người khác.
Biểu hiện hành vi ở các mức độ
Mức độ 5: Xuất sắc
Ở mức độ này, cá nhân chủ động vận dụng được kỹ năng này trong cả những tình huống đặc biệt khó khăn. Cá nhân có thể tự tin truyền đạt kỹ năng này cho người khác.
Xác định trước các trở ngại trong quá trình đào tạo và có kế hoạch xử lý
Đánh giá chính xác được năng lực đã có và năng lực cần đào tạo của từng học viên
Lập ra kế hoạch đào tạo phù hợp với chiến lược của tổ chức và định hướng phát triển của cá nhân học viên
Sẵn sàng cung cấp các hướng dẫn rõ ràng, ngắn gọn về cách hoàn thành một nhiệm vụ hoặc quy trình
Biết cách giám sát chặt chẽ và đánh giá chính xác kết quả đào tạo
Mức độ 4: Tốt
Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống khá khó khăn, mà hầu như không cần hướng dẫn.
Định hướng được nội dung đào tạo dựa trên sở thích nghề nghiệp và nhu cầu công việc của học viên
Xây dựng được hệ thống tiêu chuẩn đào tạo
Giúp học viên tìm những cách mới để giải quyết các vấn đề cũ
Chủ động chẩn đoán các vấn đề của học viên và chia sẻ giải pháp để tạo ra kinh nghiệm học tập
Mức độ 3: Khá
Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống khó khăn, dù đôi khi vẫn cần được chỉ dẫn từ người khác.
Tạo được sự hứng thú cho học viên
Tạo điều kiện cho học viên tham gia các khoá đào tạo ngoài
Tạo cơ hội cho học viên được học hỏi từ các nhân viên dày dạn
Phản hồi kịp thời và nhất quán về quá trình học lý thuyết kết hợp thực hành của học viên
Mức độ 2: Cơ bản
Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống với độ khó trung bình và vẫn thường cần được hỗ trợ, hướng dẫn từ người khác.
Chủ động giới thiệu các chương trình đào tạo ngoài cho học viên
Kịp thời động viên, củng cố nỗ lực học tập của học viên
Cung cấp phản hồi cho học viên trong quá trình làm việc
Mức độ 1: Kém
Ở mức độ này, cá nhân chỉ vận dụng được năng lực trong những tình huống cơ bản nhất và sẽ cần rất nhiều chỉ dẫn từ người khác.
Biết lắng nghe tâm tư, nguyện vọng học tập của học viên
Biết cách phân chia công việc hợp lý cho học viên
Năng lực cá nhân còn hạn chế, chưa sẵn sàng làm đào tạo viên
Các câu hỏi phỏng vấn
Có nhiều người nói việc đào tạo giúp nhân viên gắn bó với công ty hơn. Cũng có ý kiến cho rằng nhân viên được đào tạo xong sẽ có xu hướng tìm một công việc khác tốt hơn. Ý kiến của bạn về vấn đề này như thế nào?
Nếu bạn là một người quản lý, bạn sẽ truyền đạt lại tất cả hiểu biết và kinh nghiệm cho nhân viên cấp dưới, hay là giữ lại một vài hiểu biết làm thế mạnh của mình?
Mô tả lại kinh nghiệm của bạn trong việc đào tạo cấp dưới (theo nhóm/theo cá nhân),
Nếu phải xây dựng một kế hoạch đào tạo nhân viên cho phòng ban của bạn, bạn sẽ làm nó như thế nào?
Bạn sẽ đánh giá năng lực học hỏi của nhân viên qua những tiêu chí nào? Làm thế nào để bạn biết được hiệu quả của quá trình đào tạo của mình?
Theo bạn, nên đào tạo thật sâu về lý thuyết để học viên hạn chế mắc sai lầm hay cứ để họ làm sai rồi có cơ hội sửa lại?
Last updated